Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

# bà bầu

Mẹ bầu ăn đào con bị điếc, ăn dứa gây đẻ non có đúng không ạ?

Khi bắt đầu biết tin có bầu, các mẹ nhà mình chắc chắn sẽ được nghe những lời cảnh báo từ rất nhiều người kiểu như: Đừng ăn đào vì có thể khiến con bị câm điếc, đừng ăn dứa vì sẽ dễ sinh non, đừng ăn ốc vì con sẽ nhiều dãi....Những điều trên truyền từ người này sang người kia và được xem như 'kiến thức chuẩn' khiến các mẹ bầu nghe răm rắp. Tuy nhiên, sự thật có phải như vậy không? Các mẹ hay nghe xem bác sĩ phân tích thế nào nhé!

Mẹ bầu ăn đào con bị điếc, ăn dứa gây đẻ non có đúng không ạ?


Mẹ bầu ăn đào sinh con dễ bị câm điếc?

Không chỉ có ngày xưa mà nhiều người hiện đại ngày nay cũng tin rằng bà bầu không được ăn đào, vì đây là một trong những thực phẩm dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai, bé sinh ra có thể bị câm, điếc hoặc cơ thể sẽ có nhiều lông trên người.

Tuy nhiên, các bác sĩ khẳng định cho đến nay chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định quan niệm trên là đúng. Hơn nữa, phụ nữ mang thai bị cấm ăn quả đào là sai lầm vì đã vô tình đã khiến chị em bỏ qua một loại quả rất tốt cho sức khỏe. Quả đào chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với các vitamin và khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, thậm chí nó còn có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và tốt cho hệ tiêu hóa.

Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn đào với một lượng thích hợp, không nên lạm dụng vì bất cứ thứ gì lạm dụng quá đều có thể gây ra tác dụng ngược đó nhé!

Mẹ bầu ăn dứa gây sinh non?

Quả dứa được xếp vào danh sách những món 'cấm kị' đối với mẹ bầu vì các mẹ cho rằng loại quả này có chứa chất làm co thắt tử cung, tăng nguy cơ sinh non.

Thực tế là dứa có chứa bromelain - một hoạt chất gây co thắt tử cung. Tuy nhiên, lượng bromelain trong một quả dứa không ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Trên thực tế, để tạo ra ảnh hưởng đến thai kỳ, bạn phải ăn từ 7-10 trái dứa cùng một lúc, và điều này hầu như không thể xảy ra đối với mẹ bầu.

Do vậy, bà bầu vẫn hoàn toàn có thể ăn dứa với mức độ vừa phải, như các loại trái cây sẽ không có tác động tiêu cực nào đối với em bé, đồng thời 2 mẹ con vẫn có cơ hội hấp thụ đầy đủ dưỡng chất dồi dào trong loại trái cây thơm ngon này.

Mẹ bầu ăn ốc khiến con bị nhiều đờm dãi?

Khi mang thai, các ông bà khuyên bà bầu không ăn ốc vì khi sinh con ra thường hay bị chảy nước dãi, gây mất vệ sinh và khó khăn trong quá trình nuôi con sau này.

Tuy nhiên, nó cũng chỉ là lời đồn thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn nên các bà bầu không cần phải quá căng thẳng nếu thèm thì vẫn có thể ăn.

Thực ra, trong ốc chứa nhiều dinh dưỡng, đầy đủ các loại vitamin, chất béo, chất sắt, chất đạm, cacbua hydrat, đặc biệt canxi và chất đạm trong ốc là nguồn dinh dưỡng cực kì quan trọng cho những chị em đang mang thai. Trong đó, ốc nhồi có chứa 1.357mg canxi và 11,9g protein, trong ốc vặn có chứa 1.356mg canxi và 12,2g protein (Tuy nhiên, ốc là món ăn có tính hàn, nên khi ăn các mẹ cũng cần chú ý ăn ít một, đảm bảo vệ sinh không sẽ gây đau bụng, tiêu chảy)

Mẹ bầu ăn trứng ngỗng thì con sẽ thông minh

Quan điểm này có lẽ là phổ biến nhất khiến các mẹ trẻ nhà mình phát hoảng vì bị mẹ chồng bắt ăn có khi đến 9 quả trứng ngỗng.

Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học lại cho thấy điều ngược lại, trứng ngỗng không thực sự có “công dụng” siêu đẳng như lời đồn. Nếu đem so sánh thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng và trứng gà thì trứng ngỗng còn thua xa trứng gà. Trứng ngỗng có 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).

Chị em cần biết rằng trong trứng ngỗng có chứa lượng cholesterol cao. Cholesterol tham gia vào cấu tạo tạo tế bào thần kinh, nếu thiếu cholesterol, bé sẽ kém thông minh, nhưng nếu cơ thể dư thừa cholesterol thì cũng không làm trí não phát triển hơn mà chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Với những phân tích rõ ràng và khoa học trên đây, mong là chị em đã có cái nhìn đúng đắn hơn về quan điểm ăn uống trong thai kỳ. Từ hiểu biết này, các mẽ bầu sẽ không còn phải hoang mang trước những lời cảnh báo và có sự lựa chọn thực phẩm thích hợp để tốt cho cả mẹ và thai nhi. Chúc chị em luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Nguồn: webtretho.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Follow Us @soratemplates