Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

# chăm con

Trẻ dưới 1 tuổi có ăn được trứng không?


Đó là câu chuyện nhà hàng xóm của em các chị ạ. Nhà chị ấy có một cháu nhỏ mới được 6 tháng tuổi. Chị ấy chỉ cho bé bú sữa mẹ và một chút sữa công thức, ngoài ra không ăn thêm gì cả.

Một lần, khi cả gia đình cùng ngồi ăn cơm, thấy bé thích thú nhìn các món ăn, bà cháu đã bón cho cháu mấy thìa trứng trưng khá là nhuyễn. Bé ăn thun thút.

Nhưng chỉ sau đó vài phút, người mẹ thấy con mình khóc to, toàn thân nóng ran, nổi mẩn đỏ rồi chuyển sang xanh xao, tím tái. Phát hiện những biểu hiện bất thường ấy, gia đình đã đưa con vào bệnh viện.

Kết quả thăm khám của bé khiến cả gia đình chị ấy sửng sốt. Thì ra con bị dị ứng nghiêm trọng với protein, loại chất có rất nhiều trong trứng.

May mắn nhờ được các bác sĩ kịp thời phát hiện ra nguyên nhân và điều trị tốt, bé đã khỏe manh và được xuất viện sau vài ngày.

Thì ra, trứng gà (đặc biệt là lòng đỏ) là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất cho trẻ em dưới 1 tuổi. Thậm chí có trẻ còn dị ứng cho đến khi được 5 tuổi các chị ạ.

Để đảm bảo an toàn khi cho con ăn trứng, các chị hãy nhớ một số điều dưới đây nhé:

- Không bổ sung thêm trứng vào khẩu phần ăn uống của trẻ dưới 1 tuổi

- Với những gia đình có người từng bị tiền sử dị ứng thực phẩm thì đợi bé được 2 tuổi mới nên cho con ăn trứng.

- Nếu trẻ bị dị ứng trứng gà thì cũng không nên dùng trứng vịt thay thế vì các loại protein ở trong các loại trứng gia cầm là giống nhau, vì vậy khả năng gây dị ứng của trứng gà và trứng vịt là như nhau.

- Khi chế biến các món từ trứng, mẹ phải lưu ý nấu trứng chín kỹ. Nếu mẹ nấu trứng còn sống, con sẽ có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, virus như H5N. Ngoài ra, kết cấu protein bền vững trong trứng rất khó hấp thu trong dạ dày và tá tràng. Khi chúng không được hấp thu sẽ bị phân huỷ ở đại tràng, quá trình này sản sinh ra các độc tố như amin, phênon, amoniac… gây tổn thương gan.

- Một số trường hợp không nên cho trẻ ăn trứng:

+ Khi con vừa ốm dậy:

Thành phần chủ yếu của trứng gà là protein, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra một nhiệt lượng đáng kể.

Khi trẻ vừa ốm dậy, thân nhiệt cơ thể thường chưa ổn định, nếu mẹ cho con ăn trứng thì lại càng khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng, như bệnh sẽ tái phát. Vì vậy, mẹ đừng nên cho bé ăn trứng khi con vừa ốm dậy. Thay vào đó, mẹ chỉ nên cho con ăn cháo thịt với hành hoa để phục hồi sức khỏe.

+ Khi bé bị tiêu chảy

Đối với trẻ bị tiêu chảy, do dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm, việc chuyển hóa chất mỡ, chất đạm và đường bị rối loạn, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại, phần lớn các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Cho nên, việc bổ sung trứng gà cho trẻ trong giai đoạn này không những sẽ làm mất đi tác dụng bổ dưỡng cơ thể, mà ngược lại còn làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm, làm gián đoạn quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể, ảnh hưởng đến đường ruột.

+ Bé bị tiểu đường

Mẹ nên hạn chế cho bé bị tiểu đường ăn trứng bởi trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

+ Bé bị thừa cân, béo phì

Vì trong trứng chưa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, một trong những thủ phạm của tình trạng thừa cân ở trẻ, nên mẹ có thể hạn chế tối đa việc chế biến trứng đối với những bé đang thừa cân.


Trẻ dưới 1 tuổi có ăn được trứng không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Follow Us @soratemplates