Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

# chăm con

Cách ngủ khoa học cho bé phát triển toàn diện


Em có chiều cao hơi khiêm tốn, khi sinh con ra sợ bé sau này cũng giống mẹ thì thiệt thòi cho con lắm. Vì vậy, phận làm mẹ như em lúc nào cũng phải chịu khó lên mạng tìm hiểu chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng giúp con thông minh, cao lớn cho bằng bạn bằng bè.

Mặc dù rất chỉn chu, cẩn thận, song em lại bỏ sót một điều khá quan trọng – đó chính là giấc ngủ của con. Đáng ra em vẫn không biết đâu, may mà hôm trước có đi dự một hội thảo về chăm sóc trẻ, bác sĩ bảo rằng: giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong việc phát triển chiều cao và trí tuệ. Để không bỏ lỡ những kiến thức khá bổ ích đó, em vội vàng lấy giấy bút ra vừa nghe vừa ghi chép lại bài bản để về chia sẻ cho các mẹ cùng biết, giúp qua giúp lại để chăm các con tốt hơn là điều ai cũng nên làm đúng không các mẹ ơi? À nhiều mẹ có con lớn dự buổi hội thảo hôm đó cũng bảo đã áp dụng theo những cách này và bây giờ con của các mẹ ấy hầu như đứa nào cũng có chiều cao đạt chuẩn hết, hơn nữa lại lanh lợi, học hành giỏi giang nữa đấy.


tre-nam-sap-1
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ(Ảnh minh họa)


Cụ thể những kiến thức quan trọng về giấc ngủ của con mà em được học hỏi đó là:

Thứ nhất, tùy từng độ tuổi mà trẻ có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau:

-Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 22 tiếng một ngày.
-Trẻ từ 2-6 tháng cần ngủ 15-18 tiếng một ngày.
-Trẻ từ 6-18 tháng cần ngủ đủ 13-15 tiếng một ngày.
-Trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi nên ngủ 12-13 tiếng một ngày.
-Trẻ từ 3 đến 7 tuổi nên ngủ 11-12 tiếng một ngày.

Nếu mẹ muốn con lớn lên đạt được chiều cao lý tưởng thì ít nhất trong khoảng thời gian 3-6 năm tuổi, trẻ phải được đảm bảo ngủ đủ 10-12 tiếng đồng mỗi ngày. Đối với học sinh tiểu học thì nên ngủ ít nhất 9-10 tiếng và học sinh trung học là 8-9 tiếng một ngày.

Thứ hai, nên tập cho trẻ ngủ theo những nguyên tắc sau:

-Ngủ sớm trước 10 giờ tối: 

Khoa học chỉ ra rằng có 2 khoảng thời gian mà sự bài tiết hormone trong cơ thể trẻ xảy ra mạnh mẽ nhất đó là từ 21 giờ đến 1 giờ sáng và từ 5-7 giờ sáng. Những hormone này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với trẻ: phát triển trí não, thể chất và tăng chiều cao cho con vượt bậc.

-Giấc ngủ phải ngon, sâu: 

Nhiều trẻ dù ngủ đủ giấc đúng khung giờ trên nhưng vẫn lùn tịt, kém thông minh. Các mẹ có thắc mắc lý do vì sao không? Đó là do các hormone thường chỉ tiết ra với liều lượng cao nhất khi trẻ đạt giấc ngủ sâu, ngon. Nếu con ngủ nhiều, đúng giờ mà giấc ngủ không chất lượng thì mọi sự cố gắng của mẹ vẫn thành công cốc.
Dấu hiệu để nhận biết con ngủ sâu, ngủ ngon là: Ngủ liền một mạch, không tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. Không trở mình, trằn trọc thường xuyên. Mắt nhắm kĩ, không cử động mi mắt. Hơi thở đều...

-Không mặc quần áo, mang tất vớ quá chật khi ngủ: 

Nhiều mẹ có thói quen cho con mặc quần áo quá nhiều và quá chật vì sợ nửa đêm con bị lạnh. Điều này là hoàn toàn không nên vì nếu làm như vậy dễ khiến con bị nóng, đổ mồ hôi ngấm ngược trở lại gây bệnh cảm lạnh. Mặt khác, nó còn cản trở tuần hoàn máu đến các cơ trong cơ thể (nhất là vùng thắt lưng quần, tay, chân mang vớ).


%E1%BB%A7-qu%C3%A1-k%C4%A9
(Ảnh minh họa)


-Không gian ngủ phải thật yên tĩnh, thông thoáng, nhiệt độ thích hợp: 

Không gian ngủ của con phải thật yên tĩnh, thông thoáng, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông thì giấc ngủ mới sâu được. Nhiều phụ huynh hay xem phim, lướt web, đi ngủ muộn khiến con thức theo, cần hạn chế những thói quen này.

-Bỏ ngay suy nghĩ cứ chờ đến khi con mệt mỏi sẽ tự khắc đi ngủ:

Việc để trẻ vui chơi, đùa giỡn đến mức mệt rã cả người, khuya lắc khuya lơ rồi mới đi ngủ sẽ rất có hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Lý do là trẻ chơi vui quá não bộ còn bị kích thích, hưng phấn nên vào giường rồi vẫn còn thao thức, ngủ không ngon. Khi chìm vào giấc ngủ cũng lại dễ gặp phải tình trạng mơ, chiêm bao, tè dầm... ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não và thể chất của trẻ.

-Hình thành một thời gian ngủ cố định: 

Đây là điều cực kỳ cần thiết mẹ phải tập ngay cho con. Vừa tốt cho bé vừa khỏe cho mẹ. Cứ gần đến giờ ngủ, người lớn hãy đóng cửa, tắt điện, chuẩn bị mền gối sẵn sàng... lâu dần sẽ hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ mà lại dễ chìm vào giấc ngủ nữa chứ.


g%E1%BB%91i-%C3%B4m-hai-anh-em
(Ảnh minh họa)


-Không làm những việc khiến trẻ khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc vào ban đêm: 

Cho trẻ ăn uống thực phẩm như đồ chiên rán, nước ngọt có gas, bánh kẹo, đồ lạnh, ăn quá no, để đèn ngủ quá sáng, cho trẻ sử dụng điện thoại, thiết bị thông minh trước khi đi ngủ, cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày... cũng là những nguyên nhân khiến con khó ngủ, ngủ muộn, không sâu giấc vào ban đêm.

2 nhận xét:

  1. Tắm bồn tắm có thể cải thiện tuần hoàn của cơ thể vì có thể làm giảm độ nhớt của máu và làm các mạch máu hoạt động tốt hơn. Ở những người không có tiền sử bệnh tim mạch hoặc những người khỏe mạnh, tắm bồn với nước ấm có thể làm giảm huyết áp và cải thiện chức năng tuần hoàn.

    Trả lờiXóa

Follow Us @soratemplates