Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

# chăm con

19 mũi vắc xin bắt buộc cho các bé

Mặc dù bác sĩ luôn khuyến cáo bố mẹ chủ động tiêm phòng cho con càng sớm càng tốt, tuy nhiên gần đây hiện tượng “chống vắc-xin” nổi lên làm nhiều phụ huynh băn khoăn và lần lữa, do đó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Như nhà bà chị gần nhà em ngoài quê đây nè. Vợ chồng chị này học hành cũng không nhiều, quanh năm chỉ quanh quẩn với ruộng vườn chứ chả biết tiêm phòng cho con là gì. Thế nên con chị từ lúc sinh ra đã không được tiêm cho mũi vắc-xin nào hết. Một dạo hay nghe người ngoài quê kháo nhau “tiêm vắc-xin cho con là giết con đấy!” thế là vợ chồng chị cạch mặt luôn chuyện này.

Bữa kia, cu con chị tự nhiên sốt cao gần 40 độ C kèm theo đau đầu, buồn nôn đủ nhưng vợ chồng chị cứ đinh ninh cháu chỉ nóng sốt bình thường thôi. Ai ngờ sau đó cháu liên tục bị co giật, co cứng và hôn mê. Lúc này cả nhà mới cuống cuồng đưa thằng nhỏ đi bệnh viện huyện, sau đó xuống tỉnh thì bác sĩ bảo cháu bị viêm não Nhật Bản, cuối cùng phải chuyển vào thành phố để chữa trị. Đến giờ tuy đã nhập viện hơn nửa năm nhưng cháu vẫn phải nằm thực vật ở phòng cấp cứu đặc biệt của khoa Nhiễm – Thần kinh. Cách đây vài ngày em có tranh thủ vào viện thăm cháu, nghe chị ấy kể lại bác sĩ bảo thằng nhỏ được điều trị mấy tháng ròng rã như vậy nhưng vẫn chưa bỏ được máy thở, có khả năng cháu sẽ bị bội nhiễm và tử vong trong thời gian sắp tới. Giờ vợ chồng chị chỉ còn biết còn nước còn tát thôi à. Thiệt thương hết sức!

Đấy, em nói cái này các mẹ đừng giận chứ nhiều mẹ kém quá. Chưa tìm hiểu kỹ mà cứ nghe tin mấy tin bậy bạ trên mạng xã hội rồi không chịu tiêm phòng sớm cho con. Bác sĩ cũng nói rằng, nếu không tiêm vắc-xin phòng bệnh, trẻ nhỏ sẽ phải hứng chịu những nguy cơ về sức khỏe rất nguy hiểm. Theo em được biết, tiêm vắc-xin là đưa vào cơ thể một lượng kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra miễn dịch để chủ động phòng tránh sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Trẻ sơ sinh mặc dù có khả năng miễn dịch với một số loại bệnh vì nhận được kháng thể từ sữa mẹ, nhưng sự miễn dịch này chỉ hoạt động trong thời gian ngắn ngủi, khoảng 1 tháng đến 1 năm. Chưa kể, không phải loại bệnh nào trẻ cũng có thể miễn dịch được, nhất là bệnh ho gà.

Các mẹ ơi, phòng bệnh hơn chữa bệnh nhé. Dưới đây là 19 mũi tiêm vắc-xin cực kì quan trọng năm 2018, mẹ phải chủ động tiêm phòng cho con để bảo vệ con khỏi bệnh tật đến cuối đời nha:

Sau khi sinh
Viêm gan siêu vi B

Trong vòng 24 giờ sau khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ cần được tiêm phòng vắc-xin viêm gan siêu vi B. Đây là loại vắc-xin giúp cơ thể chống lại loại virus gây viêm gan B, loại virus lây truyền chủ yếu qua máu hoặc dịch tiết cơ thể. Trẻ có thể bị đau ở chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ sau khi tiêm. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện khác thường, mẹ nên đưa con tới bệnh viện để kiểm tra. Khi trẻ được 1 – 2 tháng tuổi, mẹ cần tiêm nhắc lại một liều tương tự và thêm 1/3 khi trẻ được 6 – 18 tháng tuổi.

tiem-phong-viem-gan
Trong vòng 24 giờ sau khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi B (Ảnh: Internet)
Dưới 1 tháng tuổi

Bệnh lao phổi

Trẻ cần được tiêm phòng BCG để ngừa bệnh lao phổi càng sớm càng tốt khi được sinh ra.

2- 6 tháng tuổi
Thời điểm này, trẻ cần được tiêm 4 loại vắc-xin sau:

- Bại liệt mũi 1, 2, 3
- Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván
- Viêm gan siêu vi B mũi 2, 3, 4
- Tiêm phòng Hib (Haemophilus cúm B) mũi 1, 2, 3

Các bác sĩ cho biết, bệnh bạch cầu hình thành do một loại vi khuẩn khiến cổ họng trẻ biến thành màu xám hoặc đen; uốn ván có thể gây co thắt cơ mạnh khiến xương của bé có thể bị phá vỡ; ho gà là bệnh rất dễ lây lan và không kiểm soát được cơn ho; Haemophilus cúm B là loại vi khuẩn gây viêm màng não ở trẻ, nếu bao quanh não và tủy sống sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho trẻ dưới 5 tuổi.

Bố mẹ cũng có thể lựa chọn vắc --xin Quinvaxem (vắc xin 5 trong 1) phòng được 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib để tiêm phòng cho con. Loại văc-xin này gồm 3 mũi:

- Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi
- Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
- Mũi tiêm thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi

Ngoài ra, trẻ cũng cần được sử dụng vắc-xin virus rota (RV) để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy khi con được 2 – 4 tháng tuổi. Loại vắc-xin này được sản xuất ở dạng lỏng dùng để uống, trẻ có thể bị tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa khi uống.

6-11 tháng tuổi
Bệnh cúm

Các mẹ nên tiêm phòng cúm cho con ở độ tuổi này. Sau khi tiêm xong, trẻ có thể gặp một vài tá dụng phụ như đau nhức, tấy đỏ, sưng tại vết viêm hoặc sốt nhẹ.

12-15 tháng tuổi


Viêm não Nhật Bản B

Đây là một bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất thường nằm trong độ tuổi 2 – 6. Tiêm chủng viêm não Nhật Bản với ba liều cơ bản: mũi đầu tiên lúc trẻ được một tuổi; mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất từ 1 - 2 tuần; mũi thứ ba tiêm sau mũi thứ hai một năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Thủy đậu

Đây là bệnh gây phát ban do virus thủy đậu gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh, dẫn đến nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe. Do đó, trẻ cần được tiêm ngừa bệnh thủy đậu ở độ tuổi từ 12 đến 15 tháng.
Sởi, quai bị, Rubella (MMR)

Văc xin MMR sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi 3 loại virus: sởi (gây sốt cao, phát ban toàn cơ thể trẻ), quai bị (gây đau mặt, sưng tuyến nước bọt và đôi khi bìu sưng ở bé trai) và rubella hay bệnh sởi Đức (mà có thể gây dị tật bẩm sinh nếu có nhiễm trùng xảy ra trong thai kỳ). Mẹ tiêm văc xin MMR cho trẻ trong 12 – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 – 6 tuổi.

Viêm gan A mũi 1

Bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đồ ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm, sau đó gây hại cho gan với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn. Do đó, khi được 12 – 23 tháng tuổi mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng viêm gan A. Mũi tiêm nhắc lại cách mũi đầu ít nhất 6 tháng.

16-23 tháng tuổi
- Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 4
- Hib mũi 4
- Viêm gan B mũi 4
- Viêm gan A mũi 2

Trên 24 tháng tuổi
- Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
- Viêm não Nhật Bản mũi 3
- Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
- Tiêm phòng thương hàn

Thương hàn là bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính do vi khuẩn salmonella typhi gây ra. Tên gọi chung là vắc xin thương hàn tiêm với tên thương mại là Typhim Vi, có thời gian bảo vệ ít nhất là 3 năm. Vắc xin được dùng để phòng bệnh thương hàn cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi.

Trên 9 tuổi
Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Vắc xin HPV (Human papillomavirus) giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến khích tiêm cho bé gái ở độ tuổi 9 – 26 tuổi. Bé gái cần được tiêm loại văc xin này 3 liều trong thời gian 6 tháng.

thaihealth_c_bdfhknsuxy18
Bé gái cần tiêm Vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung (Ảnh: Internet)
Những điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ:

Trước khi tiêm phòng
- Bố mẹ cần theo dõi đầy đủ lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng, không trì hoãn vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do không có miễn dịch bảo vệ như bệnh ho gà, sở, bạch cầu, lao, viêm gan B, viêm não Nhật Bản…

- Khi đưa con đi tiêm, các mẹ chú ý giữ ấm đúng cách cho con để tránh bị viêm đường hô hấp dẫn đến viêm phế quản, phổi. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nặng, thậm chí tử vong.

Sau khi tiêm phòng

- Bố mẹ nên ngồi lại chỗ con được tiêm phòng khoảng 15 – 30 phút xem con có dị ứng với thuốc không để bác sĩ có phương án xử lý kịp thời.

- Khi về nhà, mẹ phải để ý xem con có bị sốt không, các biểu hiện ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bỏ bú, đi ngoài của trẻ, nhất là các trẻ tiêm lần đầu ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên hoặc tiêm văc xin 5 trong 1.

- Mẹ nên chờm mát chỗ vết tiêm, cho trẻ uống nhiều nước, bú nhiều hơn, mặc đồ thoáng mát. Khi thấy con có biểu hiện sốt nhẹ từ 3 7 – 38 độ C, mẹ có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu con sốt trên 38 độ C, mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt để có tác dụng nhanh hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Follow Us @soratemplates