Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

# chăm con

Những quyền lợi cần đòi hỏi cho con khi các mẹ đẻ ở bệnh viện

Sinh con đúng là một trải nghiệm đáng nhớ phải không các mẹ? Em lấy chồng và có bầu lúc mới 21 tuổi, còn lơ ngơ lắm nhưng kể từ khi sinh xong tự dưng tính tình kĩ lưỡng, “già giặn” hẳn ra. Người ta bảo đó là bản năng làm mẹ.

Nhớ lại hồi mới sinh xong, em sinh thường, mệt chết đi được, con vừa tọt ra ngoài là xỉu luôn, bác sĩ lọ mọ khâu vá tầng sinh môn mà chả cần phải tiêm thuốc tê. Đến khi tỉnh dậy thì thấy đã được chuyển sang phòng hậu sản, quần áo đã được mẹ thay mới, xung quanh đông đúc vừa bà đẻ vừa người nhà thăm nuôi. Mẹ em bế con lại bảo em vạch áo ra cho bú. Tự dưng nhìn thấy con, nước mắt ở đâu chảy ra, chỉ kịp nói một câu: “Chó con ghét quá!” rồi nghẹn ứ ở cổ họng. Lạ lẫm và hạnh phúc lắm các mẹ ơi.

Em cứ nghĩ đẻ con ra chỉ mẹ mới mệt chứ, ai ngờ đâu để sống được ở thế giới mới này, con đã phải trải qua 7 việc khó nhằn. Nghĩ lại thấy thương con quá! Mẹ nào sinh xong nhớ để ý xem con có được bác sĩ làm đủ cho không nha, vì nó rất quan trọng đối với sức khỏe cả đời của con sau này.

5 phút đầu tiên
Ngay khi con vừa mở mắt chào đời. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để hút hết nước ối và chất nhầy đang ngập ngụa trong miệng, mũi con. Việc này cực kỳ quan trọng vì nếu không làm sớm, con sẽ bị ngạt không thở không khóc được, gây tử vong hoặc nếu có cứu sống cũng dễ bị mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, mai mốt đau ốm bệnh tật miết thôi.

2vIQiiDoxfLbWrWREV0H13StYikzbVAsfR-L8FsKBuPS_7LyYyRgnfCVjggUMeSKsOnGXuGgb-lDlevEuk0mwyKWt6Nmqcc

Sau đó, bác sĩ sẽ kẹp và cắt dây rốn. Ở các bệnh viện hiện đại, bác sĩ còn kiểm tra nhịp tim và cử động thở, vận động căng cơ của con để biết tình hình sức khỏe của con thế nào nữa đó.

razrezanie-pupovinyi
Cắt dây rốn xong xuôi, y tá sẽ dùng khăn mềm lau sạch em bé và đặt lên cân để cân xem con nặng bao nhiêu, sau đó quấn khăn tã rồi mang đến cho mẹ “da tiếp da”. Nếu bé gặp vấn đề trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể (nghĩa là con bị lạnh, bị tái đi) thì có thể đặt vào lồng ấp để cơ thể dần ấm lên, việc này có thể kéo dài 2-3 phút đế 2 giờ đồng hồ.

1 giờ sau sinh

Nhiều bé có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng mắt nếu sinh thường qua ngả âm đạo. Cho nên để an toàn, bác sĩ sẽ nhỏ nước muối sinh lý vào mắt con (loại dùng cho bé sơ sinh). Con còn được tiêm vitamin K vào đùi để ngăn ngừa chứng đông máu rất nguy hiểm gây đột tử ở trẻ mới sinh. Điều rất quan trọng lúc này mà mẹ nên làm đó là cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt. Bú ngay cả khi sữa chưa về.

LVY-luuTRFx9ggH_cOLtKmLMRmYzzy_DFo4ATmnT1PUjM7yshKg5gr-QWmkDMolFhh6u_mUBWqH1OUoFMApk3DDKGZaeFA

2-3 giờ sau sinh

Khi đã xong xuôi những công việc trên, hai mẹ con sẽ được nằm với nhau. Thỉnh thoảng y tá sẽ lại kiểm tra tình hình của con đó nha. Từ việc đo nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim, ấn bụng, xem và đo đạc đầu, chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân, mắt mũi, chân tay, vùng kín... Thông thường thì cứ mỗi 30 phút sẽ được kiểm tra một lần trong suốt 2 giờ đầu. Qua 2 giờ này thì cứ cách 4-6 giờ là đo tiếp.

images
4-22 giờ sau sinh

Mẹ nhất định dành khoảng thời gian này quan sát và học hỏi các cách chăm con, chẳng hạn như bế con như thế nào, cho bé bú ở tư thế nào, tắm con ra làm sao, cách thay tã, quấn con, quan sát phân con để đoán bệnh...

Chú ý chăm sóc cuống rốn và chỗ bao quy đầu của con (nếu bé cắt bao quy đầu). Nếu có bất kỳ biểu hiện sưng tấy, ửng đỏ, mưng mủ... thì báo ngay cho bác sĩ. Cứ tầm 2-3 tiếng là cho con bú và để ý xem sữa mẹ ra nhiều hay ít, tránh trường hợp con bú không no sẽ quấy khóc, sụt ký.

23-24 giờ

Mẹ phải nắm được tất tần tật tình trạng của con như: thở và bú sữa có tốt không, ngủ ngoan không. Có mắc bệnh hô hấp, lây nhiễm gì không. Đảm bảo con không có bất kỳ khuyết tật nào, không bị bệnh vàng da do bilirubin. À có một thông tin quan trọng là cho con bú sữa mẹ sẽ đào thải được cái chất này ra khỏi cơ thể bé, ngăn ngừa bệnh gan, vàng da đó nha.

7908308_s
Các mẹ cũng nên yêu cầu lấy máu gót chân cho con để xét nghiệm xem có mắc mấy căn bệnh nguy hiểm không. Lấy càng sớm càng tốt vì sau 24 giờ, bé bú sữa vào làm mức máu và chất máu thay đổi, không còn nguyên thủy nữa nên xét nghiệm sẽ bị sai lệch.

safe_image-46
Trước khi xuất viện
Nếu sinh thường khoảng 3 ngày mẹ được xuất viện, còn sinh mổ thì cũng phải 5 ngày. Trước khi rời viện, bác sĩ sẽ kiểm tra kĩ lại một lần cuối nữa. Vừa xét nghiệm khả năng nghe của con, cân xem trọng lượng con như thế nào. Có thể bé sẽ bị sụt ký. Điều này là bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng. Vì máu chảy từ động mạch đến các cơ quan, đào thải các chất cặn bã qua phân và nước tiểu nên bé sẽ giảm khoảng 5-7% trọng lượng khi sinh.

t%E1%BB%91i-3

1 nhận xét:

  1. Từ lâu bồn tắm đã được biết đến như một phương pháp trị liệu tốt nhất cho sức khỏe của con người giúp điều trị chứng phong hàn, giảm căng thẳng, mệt mỏi.


    Từ lâu bồn tắm đã được biết đến như một phương pháp trị liệu tốt nhất cho sức khỏe của con người giúp điều trị chứng phong hàn, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

    Trả lờiXóa

Follow Us @soratemplates